Bạn đang hoang mang vì chợt phát hiện ra tóc trên đầu mình ngày càng ít đi. Dần dần theo dõi mới biết hằng ngày lượng tóc rụng nhiều hơn bình thường. Vậy đâu là nguyên nhân gây rụng tóc mà bạn đang gặp phải, và bạn bị rụng đến mức độ nào rồi có thể khắc phục được hay không?
Nguyên nhân gây rụng tóc
- Rụng Tóc Do Hoocmon Androgenetic ( Androgenic Alopecia): sự tăng tiết hoocmon Androenetic bất thường có thể do Di truyền, nhân tố Androgenetic, tinh thần, chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, tuyến bã nhờn. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu cho thấy nam giới thường "thủ dâm" cũng dễ bị dẫn đến rụng tóc.
- Rụng tóc do chấn thương: da đầu bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhiễm nấm, nhiễm virus... đều là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rụng tóc.
- Rụng tóc do stress: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng rụng tóc từng mảng. Có nhiều người chỉ sau 1 đêm ngủ dậy thấy bị rụng từng mảng da đầu. Căng thẳng do áp lực công việc, cuộc sống đều có thể dẫn đến rụng tóc.
- Rụng Tóc thay đổi nội tiết bất thường: Việc thay đổi nội tiết tố bất thường đều là nguyên nhân dẫn đến rụng tóc. Rụng tóc sau sinh, phụ nữ ở thời kì mãn kinh, hay người ở tuổi dậy thì là đối tượng dễ bị rụng tóc nhất. Ngoài ra, những người sử dụng thuốc tránh thai, người suy giảm chức năng tuyến giáp và tuyến yên, chức năng tuyến thượng thận cũng đều có nguy cơ bị rụng tóc.
- Rụng Tóc Bẩm Sinh: Rụng tóc do hoocmon bẩm sinh
- Rụng tóc do thiếu hoặc thiếu chất: Trong chế độ ăn Nạp quá nhiều đường, muối, thiếu protein, nguyên tố vi lượng và một số bệnh về chuyển hóa dinh dưỡng khác thường.
- Rụng tóc do hóa chất: Những bệnh nhân xạ trị sử dụng các loại thuốc kháng ung thư hoặc một số người dị ứng với hóa chất và mỹ phẩm dành cho tóc là nguyên nhân hàng đầu gây rụng tóc.
- Rụng tóc do Vật lý: Ma sát cơ học, vết thương do bỏng, chấn thương bức xạ đều là nguyên nhân gây rụng tóc. Một số người bị mắc chứng nhổ tóc, khi nhổ tóc quá nhiều, làm các nang tóc không kịp hồi phục cũng khiến rụng tóc hói đầu.
Tham khảo: Tóc rụng nhều phải làm sao?
Các mức độ rụng tóc
a) Mức độ rụng tóc ở nam giới
- Cấp 1: Không có dấu hiệu rụng tóc, Đường chân tóc của thanh thiếu niên.
- Cấp 2: Góc trán lùi về sau 1-2 cm, Đường chân tóc phía trước hơi lùi về sau, Đường chân tóc của người trưởng thành.
- Cấp 3: Đường chân tóc phía trước tiếp tục lùi về sau, Góc trán trước lùi về sau rõ rệt hơn, Rụng tóc giai đoạn đầu.
- Cấp 4: Tóc ở đường chân tóc trước và góc trán rụng nhiều hơn, Rụng tóc ở đỉnh đầu,Hình thành một dải tóc giữa đỉnh đầu và đường chân tóc trước.
- Cấp 5: Đường chân tóc trước trán và góc trán lùi về phía sau một cách rõ rệt. Dải tóc được hình thành giữa đỉnh đầu và đường chân tóc trước trở nên nhỏ hơn, thưa hơn.
- Cấp 6: Đường chân tóc trước và tóc ở góc trán tiếp tục rụng nhiều hơn, Đỉnh đầu rụng tóc nghiêm trọng, Hình thành một dải tóc giữa đỉnh đầu và đường chân tóc trước.
- Cấp 7: Dải tóc hình vành móng ngựa,Đường chân tóc sau rất thấp, Tóc ở khu vực vĩnh viễn không bị rụng trở nên thưa thớt.
b) Phân độ rụng tóc ở nữ giới
- Cấp 1: Tóc bình thường, không có hiện tượng rụng tóc.
- Cấp 2: Vùng ngôi giữa đầu có thể nhìn thấy một số ít da đầu.
- Cấp 3: Vùng ngôi giữa đầu có thể nhìn thấy rõ da đầu, tóc xung quanh ngôi giữa trở nên thưa thớt hơn.
- Cấp 4: Vùng ngôi giữa đầu nhìn thấy rõ rệt da đầu, vùng tóc thưa xung quanh ngôi giữa trở nên rộng hơn.
- Cấp 5: Vùng ngôi giữa đầu nhìn thấy rõ rệt da đầu, vùng tóc thưa xung quanh ngôi giữa trở nên rộng hơn nữa.
- Cấp 6: Tóc ở đỉnh đầu rụng nghiêm trọng hơn, đỉnh đầu hình thành vành móng ngựa.
- Cấp 7: Tóc ở đỉnh đầu rụng nghiêm trọng, đỉnh đầu hình thành vành móng ngựa ngày càng to.
Thông thường thì rụng tóc đến cấp độ 3 thì mọi người mới phát hiện ra mình bị rụng tóc, nên bạn cần chú ý theo dõi để tránh tình trạng nặng hơn. Hãy đi khám bác sĩ để biết được nguyên nhân cũng như biết được tình trạng rụng tóc của bản thân.
Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn!