Hói đầu là một căn bệnh mà không ai muốn mắc phải, nhất là với những người trẻ thì đây thực sự là nỗi “ám ảnh”. Vậy bệnh hói đầu có chữa được không?

Hiện nay, tình trạng rụng tóc, hói đầu ngày càng gia tăng, có thể xảy ra ở bất kỳ ai dù trẻ con hay người lớn. Những người bị hói đầu thường tự ti vì gương mặt già nua, mất thẩm mỹ hơn so với những người cùng tuổi. Họ luôn tìm đủ mọi phương pháp để “tút tát” lại nhan sắc. Vì vậy bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết chứng hói đầu, hiểu rõ nguyên nhân và trả lời câu hỏi bị hói đầu phải làm sao?

Dấu hiệu nhận biết chứng hói đầu

Hói đầu là tình trạng tóc rụng nhiều khiến lộ ra những mảng trống trên đầu, có thể xảy ra ở nam lẫn nữ, tuy nhiên nam giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn. Trước đây, hói đầu thường gặp ở tuổi tứ tuần nhưng hiện nay bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa. Có trường hợp hói đầu sớm từ tuổi 30 thậm chí 20 tuổi cũng đã gặp phải tình trạng này. Mỗi người có thể nhận biết nguy cơ hói đầu thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Tóc rụng nhiều và liên tục trong thời gian dài
  • Không thấy tóc mọc lại hoặc mọc lại rất ít
  • Nhiều mảng da đầu bị lộ ra
  • Với nam giới, hói đầu thường hói từng mảng (kết quả từ quá trình rụng tóc từng mảng), đường ngôi trán bị mất đi, phần hói thường tập trung ở đỉnh đầu và hai bên thái dương, da đầu nhẵn bóng.
  • Với nữ giới, hói đầu thường xảy ra khi bạn đang phải trải qua phương pháp hóa trị, xạ trị. Biểu hiện rụng tóc nhiều ở đường rẽ ngôi, hai bên trán và đỉnh đầu, phần tóc mỏng và rất thưa.

“Thủ phạm” gây ra bệnh hói đầu là gì?

Chứng hói đầu bắt nguồn từ sự suy yếu của tế bào mầm tóc, khiến tóc rụng không kiểm soát.

  • Nam giới: Rụng tóc thường do yếu tố di truyền (thường gặp ở nam trẻ tuổi), do rối loạn thần kinh nội tiết nam, căng thẳng trong thời gian dài, dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,... hay bị viêm nhiễm da đầu, tác dụng phụ của một số loại thuốc,...
  • Nữ giới: Nguyên nhân rụng tóc thường do rối loạn thần kinh nội tiết nữ, thiếu dinh dưỡng, stress kéo dài, lạm dụng hóa chất làm tóc, ảnh hưởng từ các bệnh lý (suy giáp, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, viêm nhiễm,…)

Bài viết tham khảo: NGUYÊN NHÂN HÓI ĐẦU Ở NỮ GIỚI VÀ CÁC CÁCH CHỮA TRỊ HIỆU QUẢ

Ngoài ra, khi tóc rụng ngày càng nhiều, rất nhiều bệnh nhân còn mắc phải “hội chứng ám ảnh” quá mức, luôn trong trạng thái tâm lý lo lắng, sợ hãi, và trong đầu luôn băn khoăn câu hỏi bị hói đầu phải làm sao? Điều này sẽ khiến các tế bào mầm tóc bị hư tổn, quá trình rụng tóc cũng diễn ra nhanh hơn, hói đầu từ đó đến sớm hơn.

Bệnh hói đầu có chữa được không?

Thực tế đã chứng minh, việc chữa trị hói đầu không phải là chuyện dễ dàng vì nhiều người đã áp dụng một số cách nhưng tóc vẫn bị rụng lại nhanh chóng. Lý do là chọn sai phương pháp điều trị ngay từ ban đầu vì không xác định được chính xác nguyên nhân, không điều trị sớm hoặc không điều trị dứt điểm thì vấn đề tóc rụng ngày càng trở nên trầm trọng hơn, có thể tái phát nhiều lần, mất kiểm soát.

Theo các bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia về tóc, da đầu, hói đầu sẽ khó điều trị hơn nếu tự ý điều trị tại nhà bằng việc dùng thuốc, dùng dầu gội đầu hay dùng các nguyên liệu tự nhiên,… Đây chỉ là những biện pháp tạm thời, có thể tác động làm giảm rụng tóc từ bên ngoài, dù tóc có phát triển nhưng sau đó sẽ bị rụng lại khi thuốc hết tác dụng hay ngưng điều trị. Nếu bạn vẫn còn tâm lý phụ thuộc vào các biện pháp tạm thời này để ngăn cản tình trạng rụng tóc, hói đầu thì bạn nên cân nhắc lại bởi sẽ càng khiến cho việc chữa trị trở nên khó khăn hơn.

Ngày nay với tiến bộ khoa học công nghệ, cấy tóc tự thân ra đời, được các chuyên gia đánh giá là giải pháp tối ưu cho những người bị hói đầu. Về nguyên lý chính là sử dụng những nang tóc khỏe mạnh của người bệnh, bóc tách và lấy từng gốc ra khỏi da, sau đó sẽ cấy vào vùng da bị thiếu tóc một cách chính xác. Các nang tóc này có độ bám dính cao, tạo ra thân mới hoàn toàn, phát triển thành những sợi tóc khỏe mạnh như bình thường, phát huy tối đa mật độ cấy tóc ở khu vực bị hói, không bị rụng lại.

Cấy tóc tự thân FUE được xem là phương pháp tiên tiến và hữu hiệu nhất để chữa hói đầu rụng tóc. Tại Việt Nam, công nghệ này đã có mặt và đem lại kết quả như ý cho các khách hàng bị hói đầu rụng tóc.

Tham khảo: top 10 địa chỉ cấy tóc tốt nhất Việt Nam

Bên cạnh đó, việc cần làm chính là:

  • Gội đầu đúng cách: Không gội đầu quá nhiều hay dùng nhiều các loại dầu gội vì có thể sẽ làm vỡ cấu trúc tóc. Bạn nên gội đầu 2 - 3 lần và massage nhẹ nhàng để vừa làm sạch da đầu vừa thúc đẩy hệ tuần hoàn máu, từ đó tạo điều kiện tốt cho tóc con phát triển.
  • Giảm bớt căng thẳng, áp lực: Khi gặp vấn đề về tâm lý, bạn nên suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, lạc quan, có thể kết hợp với yoga, thiền để tĩnh tâm.
  • Tuyệt đối không hút thuốc là và hạn chế sử dụng các chất kích thích vì sẽ làm tổn thương tế bào mầm tóc.
  • Không nên lạm dụng các hóa chất làm đẹp hoặc tiếp xúc nhiệt độ cao (như khi uốn, duỗi, nhuộm). Chỉ nên áp dụng các phương pháp trên 6 tháng/lần. và lưu ý ra đường cần có biện pháp che chắn (dùng mũ, nón) để tóc tránh khỏi tia cực tím.
  • Bổ sung các dưỡng chất tốt cho mái tóc, nhất là các loại thực phẩm giàu kẽm, sắt, protein, axit béo, omega 3, vitamin (A, B, C, E, H).

Với những thông tin mà tạpchiykhoa vừa cung cấp, hy vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Hói đầu có chữa được không?”, từ đó tìm ra được giải pháp tốt nhất để có một mái tóc dày, đẹp tự nhiên và tự tin với vẻ ngoài của mình.