Bị hói 2 bên trán là hiện tượng khá phổ biến và do vùng hói ít nên những ai gặp phải thường khá chủ quan, không chữa trị kịp thời, để lại hệ lụy là hói cả mảng trên đầu. Vậy đâu là nguyên nhân và phương hướng điều trị chứng bệnh này?

Tình trạng hói 2 bên trán không chỉ gặp ở nam giới mà cả ở nữ giới. Tóc yếu và dễ gãy rụng, thưa thớt và mỏng dần ở 2 bên trán, khiến bạn trông già đi so với tuổi thật. Không những thế, những ai gặp tình trạng này thường khá tự ti, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và trở thành rào cản giao tiếp với người đối diện. Điều quan trọng là cần phải tìm ra phương pháp điều trị tối ưu mới mong “tránh mặt” được chứng bệnh này.

Nguyên nhân nào khiến nhiều người bị hói 2 bên trán

Một số nguyên nhân gây rụng tóc 2 bên trán có thể là do yếu tố di truyền, suy nhược cơ thể, sức đề kháng giảm sút, ăn uống không điều độ, không tập thể dục thể thao, sử dụng chất kích thích.

Xét về mặt di truyền, thông thường liên quan đến hormone sinh dục, đa số nam giới đều gặp trường hợp này. Đây là nguyên nhân chính khiến gần 90% đàn ông bị rụng tóc và hói đầu và vị trí hói nằm chủ yếu ở 2 bên trán và vùng đỉnh đầu. Đối với chị em, tóc rụng thưa dần, mỏng hơn nhưng hiếm trường hợp bị hói hoàn toàn như nam giới.

Trong trường hợp đang phải điều trị một số bệnh lý cũng sẽ khiến bạn bị rụng tóc, tóc mọc thưa dần dẫn tới bị hói 2 bên trán hoặc hói từng mảng. Điển hình như bệnh tim mạch, huyết áp, tuyến tiền liệt, ung thư... ở nam giới, mất cân bằng nội tiết tố, rối loạn kinh nguyệt, buồng trứng đa nang… ở nữ giới hay các bệnh lý về viêm da đầu, nấm đầu…

Ngoài ra, một số yếu tố khác như căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài, thiếu hụt dưỡng chất, tiếp xúc với nhiều hóa chất, ô nhiễm môi trường, thói quen sinh hoạt hay thường xuyên sử dụng chất kích thích,... cũng là những nguyên nhân gây ra chứng hói đầu này.

Phương pháp chữa hói 2 bên trán tối ưu cho cả nam và nữ giới

Nhiều người cho rằng bị hói 2 bên trán có thể chữa bằng các bài thuốc dân gian như dầu oliu, lô hội, trà xanh, dầu dừa,... nhằm kích thích quá trình mọc tóc nhanh chóng. Nhưng hầu hết những ai đã sử dụng biện pháp này đều cho biết khá tốn tốn thời gian và hiệu quả không cao. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc uống cũng như kem bôi giúp kích thích tóc mọc nhanh, đơn giản, chi phí hợp lý và có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, với mỗi người và tùy từng mức độ mà việc uống thuốc cũng cần có sự phù hợp. Nếu bạn bị hói 2 bên trán do vấn đề bệnh lý và nang tóc chưa bị hoại tử có thể áp dụng điều trị bằng phương pháp Đông y. Vì hiện nay, phương pháp này đem lại hiệu quả cao về mặt điều chỉnh rối loạn bên trong cơ thể, tuy nhiên lại không giúp hồi phục tổn thương nang tóc, hiệu quả cũng không rõ rệt và khá chậm chủ yếu là do không nắm vững nguyên nhân mà điều trị một cách mù quáng. Điều này có liên quan trực tiếp đến kinh nghiệm lâm sàng và hiệu quả của thuốc. Bạn nên tới các cơ sở chuyên khoa để kiểm tra nang tóc trước khi chữa hói đầu để có thể xác định đúng nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bản thân.

Trường hợp bị hói 2 bên trán bẩm sinh thì cấy tóc tự thân hiện là phương án điều trị tối ưu nhất. Đây là thủ thuật sử dụng bóc tách từng nang tóc ở phía sau gáy và cấy vào vùng cần cấy. Phương pháp này không gây đau đớn vì không cần phẫu thuật, không gây mê, có thể xuất viện luôn sau khi cấy. Hiệu quả của cấy tóc tự thân lên đến 95% và tỷ lệ thành công của phẫu thuật là 100%. Các nang tóc được cho sẽ nhanh chóng thích ứng với vùng da đầu mới và tiếp tục sinh trưởng, trả lại mái tóc khỏe mạnh như ban đầu.

Với những thông tin chúng tôi vừa cung cấp, hi vọng bạn đã hiểu hơn về chứng hói 2 bên trán và lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp. Chúc bạn thành công!

Bài viết tham khảo: Bị hói đầu khi còn trẻ càng để lâu càng khó chữa